Mông cổ
Địa lý:
Vị trí địa lý: Nằm ở khu vực Trung Á, có đường biên giới phía bắc giáp Liên bang Nga, phía Nam giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Kazakstan.
Khí hậu: Hàn đới lục địa, ít mưa, lạnh kéo dài suốt 6 tháng mùa đông và mùa xuân.
Địa hình: Đồng bằng sa mạc, bán sa mạc, có thảo nguyên mênh mông, núi non ở miền tây, tây nam, sa mạc Gobi ở miền đông nam. Núi cao nhất là rặng Altai, cao trên 4.267 m. Các sông chính là Selenge, Moron.
Tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, than, đồng, molypden, tungsten, phosphat, thiếc, kền
Đơn vị hành chính: Chia thành 21 tỉnh và 1 khu tự trị. Thủ đô là Ulaanbaatar (Ulan Bator), với dân số hơn 650.000 người (2005).
Diện tích: 1.565.000 km2.
Dân số: 2.832.224 triệu người (tháng 7 năm 2006).
Tôn giáo: Phật giáo Tây Tạng chiếm đa số, ngoài ra còn có Hồi giáo.
Trong một ngôi chùa Phật giáo Tây Tạng
Ngôn ngữ chính: tiếng Mông Cổ, ngoài ra còn có tiếng Nga, Hán.
Lịch sử:
Quốc gia Mông Cổ có từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên gồm nhiều bộ lạc nhỏ hợp thành. Năm 1206, Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan) thống nhất các bộ lạc, lập nên nhà nước phong kiến Mông Cổ.
Chân dung Thành Cát Tư Hãn
Từ cuối thế kỷ XIV, Mông Cổ lại bị chia thành nhiều vùng các cứ. Đến cuối thế kỷ XVII bị phong kiến Mãn Châu thôn tính và thống trị cho đến năm 1911. Từ 1911 đến 1919, Mông Cổ là nước phong kiến tự trị.
Đảng Nhân dân Mông Cổ đã lãnh đạo cuộc Cách mạng nhân dân thắng lợi ngày 11/7/1921, thành lập nước Mông Cổ ngày nay và xây dựng đất nước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội.
Ngày quốc khánh: 11/7/1921
Văn hóa:
Lễ hội truyền thống lớn nhất của Mông Cổ là lễ Naadam. Đây là lễ hội có tính chất quốc gia, được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 7 hàng năm, nhằm kỷ niệm ngày Thành Cát Tư Hãn thành lập nhà nước Mông Cổ (1206). Trong lễ hội, có 3 môn thể thao truyền thống của Mông Cổ được tổ chức thi tài là đua ngựa, bắn cung và đấu vật.
Người dân Mông Cổ thường mặc trang phục truyền thống trong lễ hội Naadam
Do nếp sống du mục để chăn nuôi gia súc nên người Mông Cổ thường sống trong lều trên thảo nguyên. Nghệ thuật ca hát truyền thống của họ được gọi là khoomii.
Thể chế chính trị:
Từ năm 1990, Mông Cổ tiến hành công cuộc cải tổ, thực hiện đa nguyên, đa đảng. Các Đảng lớn hiện nay là Đảng Cách mạng Nhân dân Mông Cổ, Đảng Dân chủ, Đảng Độc lập… Trong đó, Đảng Cách mạng Nhân dân Mông Cổ là Đảng chiếm đa số, đang nắm chính quyền.
Tổng thống là người đứng đầu nhà nước (do dân bầu trực tiếp) có nhiệm kỳ 4 năm. Quốc hội là cơ quan lập pháp cao nhất gồm hai viện được bầu bằng hình thức phổ thông đầu phiếu. Quốc hội có 76 ghế, nhiệm kỳ 4 năm.
Tòa nhà Quốc hội Mông Cổ
Tổng thống Nambaryn Enkhbayar được bầu từ tháng 5/2005, nguyên là Chủ tịch Đảng Cách mạng Nhân dân Mông Cổ. Thủ tướng Chính phủ Miegombyn Enkhbold hiện đang là Chủ tịch Đảng Cách mạng Nhân dân Mông Cổ. Trong số 17 Bộ trưởng Nội các Chính phủ có 9 Bộ trưởng thuộc Đảng Cách mạng Nhân dân Mông Cổ.
Mông Cổ đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 143 quốc gia trên thế giới và là thành viên của hơn 80 tổ chức quốc tế (Liên hiệp quốc, Phong trào không liên kết, WTO…), đang phấn đấu gia nhập APEC, ASEM.
Quan hệ đối ngoại:
Từ 1990, Mông Cổ thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, đa phương và không liên kết. Trong đó, ưu tiên phát triển toàn diện quan hệ với 2 nước láng giềng Nga và Trung Quốc, coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ, coi đó là sự đảm bảo cho việc củng cố nền dân chủ, cơ chế thị trường ở Mông Cổ, phát triển quan hệ bình đẳng, cùng có lợi với các nước khác.
Kinh tế:
Nền kinh tế Mông Cổ chủ yếu là chăn nuôi gia súc lớn trên đồng cỏ, khai khoáng và công nghiệp chế biến. Ngành chủ đạo là chăn nuôi trên đồng cỏ với khoảng 30 triệu con gia súc.
Chăn nuôi gia súc trên đồng cỏ
Ngoài ra Mông Cổ có nguồn khoáng sản dồi dào, mỗi năm khai thác trên 35 nghìn tấn đồng, trên 10 tấn vàng, 13 nghìn tấn dầu thô. Sản xuất, chế biến, xuất khẩu 2,7 nghìn tấn lông dê mịn (chiếm 30% thị trường thế giới).
Từ 1990, Mông Cổ chuyển sang kinh tế thị trường, thành phần kinh tế tư nhân chiếm trên 70% GDP. Tăng trưởng kinh tế năm 2005 đạt 6,3%, dự kiến năm 2006 đạt 7%. Năm 2005 GDP là 5,272 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người 1.900 USD; tỷ lệ thất nghiệp 3,8%; lạm phát 3,1%.
Country | Mông cổ |
---|---|
Languages spoken | Mongolian |
Currency used | Đồng Tugrik (MNT) |
Area (km2) | 1.565.000 km2 |