Ai Cập

Ai Cập

Things to do - general

Ai Cập (tiếng Ả Rậpمِصر‎ Miṣrtiếng Ả Rập Ai Cậpمَصر‎ Maṣrtiếng CoptⲬⲏⲙⲓ Khēmi tiếng AnhEgypt), tên chính thức là nước Cộng hòa Ả Rập Ai Cập, là một quốc gia liên lục địa có phần lớn lãnh thổ nằm tại Bắc Phi, cùng với bán đảo Sinai thuộc Tây Á. Ai Cập giáp Địa Trung Hải, có biên giới với Dải Gaza và Israel về phía đông bắc, giáp vịnh Aqaba về phía đông, biển Đỏ về phía đông và nam, Sudan về phía nam, và Libya về phía tây. Ngoài ra, Ai Cập có biên giới hàng hải với Jordan và Ả Rập Xê Út qua vịnh Aqaba và biển Đỏ.

Trong số các quốc gia hiện tại, Ai Cập có lịch sử vào hàng lâu đời nhất, là một trong các quốc gia đầu tiên trên thế giới vào thiên niên kỷ 10 TCN., và đã trải qua một số bước phát triển sớm nhất về chữ viết, nông nghiệp, đô thị hoá, tôn giáo có tổ chức và chính phủ trung ương. Di sản văn hoá phong phú của Ai Cập là bộ phận của bản sắc dân tộc, từng phải chịu ảnh hưởng mà đôi khi là đồng hoá từ bên ngoài như Hy Lạp, Ba Tư, La Mã, Ả Rập, Ottoman, và châu Âu. Ai Cập từng là một trong các trung tâm ban đầu của Cơ Đốc giáo, song trải qua Hồi giáo hoá trong thế kỷ VII và từ đó duy trì là một quốc gia Hồi giáo, song Cơ Đốc giáo vẫn chiếm một phần đáng kể ở quốc gia này.

Ai Cập có trên 100 triệu dân, là quốc gia đông dân nhất tại Bắc Phi và thế giới Ả Rập, là quốc gia đông dân thứ ba tại châu Phi và thứ 14 trên thế giới. Đại đa số cư dân sống gần bờ sông Nin, trong một khu vực có diện tích khoảng 40.000 km², là nơi duy nhất có đất canh tác. Các khu vực rộng lớn thuộc sa mạc Sahara chiếm hầu hết lãnh thổ Ai Cập, song có cư dân thưa thớt. Khoảng một nửa cư dân Ai Cập sống tại khu vực thành thị, các trung tâm dân cư đông đúc là Đại Cairo, Alexandria và các thành phố lớn khác tại đồng bằng châu thổ sông Nin.

Ai Cập hiện đại được nhận định là một cường quốc khu vực và cường quốc bậc trung, có ảnh hưởng đáng kể về văn hoá, chính trị và quân sự tại Bắc Phi, Trung Đông và thế giới Hồi giáo.[10] Kinh tế Ai Cập nằm vào hàng lớn nhất và đa dạng nhất tại Trung Đông, và theo dự kiến sẽ nằm trong số các nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thế kỷ XXI. Ai Cập là một thành viên của Liên Hợp Quốc, Phong trào không liên kết, Liên đoàn Ả Rập, Liên minh châu Phi, và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo.

Country Ai cập
Visa requirements
  • Hộ chiếu còn hạn 06 tháng + 2 ảnh 4x6
  • Tờ khai xin visa Ai Cập (theo mẫu công ty du lịch cung cấp)
Languages spokenTiếng Ả Rập Ai Cập
Currency usedBảng Ai Cập
Area (km2)1.010.407,87km2

Sports & nature

Ai Cập có biên giới với Li bi ở phía tây, Sudan ở phía nam, với Israel ở đông bắc. Vai trò địa chính trị quan trọng của Ai Cập xuất phát từ vị trí chiến lược của Ai Cập: là một quốc gia liên lục địa ở cả châu Á và châu Phi, họ sở hữu một cầu nối lục địa (Eo đất Suez) giữa Châu Phi và Châu Á, và một cầu nối đường thủy (Kênh Suez) nối giữa Biển Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương thông qua Biển Đỏ.

Các thành phố và thị trấn gồm Alexandria, một trong những thành phố cổ vĩ đại nhất, Aswan, Asyut, Cairo, thủ đô Ai Cập hiện đại, El-Mahalla El-Kubra, Giza, nơi có Kim tự tháp Khufu, Hurghada, Luxor, Kom Ombo, Port Safaga, Port Said, Sharm el Sheikh, Shubra-El-Khema, Suez,nơi có Kênh Suez, Zagazig, và Al-Minya.

Các sa mạc: Ai Cập chiếm một phần Sa mạc Sahara và Sa mạc Libya. Các sa mạc này được coi là "vùng đất đỏ" trong thời Ai Cập cổ đại, và nó bảo vệ Vương quốc của các Pharaohs tránh khỏi các mối đe dọa từ phía tây.

Ốc đảo gồm: Ốc đảo Bahariya, Ốc đảo Dakhleh, Ốc đảo Farafra, Ốc đảo Kharga, Ốc đảo Siwa. Một ốc đảo là một vùng đất xanh tươi và màu mỡ ở giữa sa mạc.

Năm 2017, theo thỏa thuận điều chỉnh biên giới trên biển được Ai Cập và Ả Rập Saudi ký kết hồi tháng 4 năm 2016 nhân chuyến thăm Cairo của Quốc vương Salman của Ả Rập Xê Út. Chính quyền Cairo nhất trí chuyển giao chủ quyền hai đảo Tiran và Sanafir trên biển Đỏ cho Ả Rập Xê Út dù người dân không đồng tình. Ai Cập khẳng định hai hòn đảo Tiran và Sanafir thuộc chủ quyền của Ả Rập Xê Út và do Ai Cập kiểm soát khi trước đó Ả Rập Xê Út đã đề nghị Ai Cập bảo vệ những đảo này trong những năm 1950

Culture and history info

Tồn tại bằng chứng về thuật khắc đá dọc theo thềm sông Nin và tại các ốc đảo sa mạc. Trong thiên niên kỷ 10 TCN, nền văn hoá săn bắn-hái lượm và đánh cá bị thay thế bằng nền văn hoá xay hạt lương thực. Biến đổi khí hậu hoặc chăn thả quá độ vào khoảng năm 8.000 TCN bắt đầu làm khô hạn đất đồng cỏ chăn nuôi của Ai Cập, hình thành sa mạc Sahara. Các bộ lạc ban đầu này di cư đến gần sông Nin, tại đó họ phát triển một nền kinh tế nông nghiệp định cư và xã hội tập trung hơn.

Đến khoảng năm 6000 TCN, một nền văn hoá đồ đá mới bén rễ tại thung lũng sông Nin. Trong thời kỳ đồ đá mới, một số nền văn hoá tiền triều đại phát triển độc lập tại Thượng và Hạ Ai Cập. Văn hoá Badari và kế thừa nó là văn hoá Naqada thường được cho là các tiền thân của Ai Cập thời các vương triều. Di chỉ Hạ Ai Cập có niên đại sớm nhất được biết đến là Merimda, có niên đại trước văn hoá Badari khoảng bảy trăm năm. Các cộng đồng Hạ Ai Cập đương thời cùng tồn tại với các đối tác ở phía nam trong hơn hai nghìn năm, duy trì khác biệt về văn hoá song vẫn thường xuyên giao lưu thông qua mậu dịch. Bằng chứng có niên đại sớm nhất được biết đến về các bản khắc tượng hình Ai Cập xuất hiện trên các bình gốm Naqada III thuộc giai đoạn tiền triều đại, có niên đại khoảng 3200 TCN

Unfortunately there are no accommodations at this location at the moment.

Du lịch Ai Cập TÌM VỀ NỀN VĂN MINH CỔ XƯA NHẤT : CAIRO - BAHARIYA - ASWAN - LUXOR - BIỂN ĐỎ 11 ngày 10 đêm

Du lịch Ai Cập TÌM VỀ NỀN VĂN MINH CỔ XƯA NHẤT : CAIRO - BAHARIYA - ASWAN - LUXOR - BIỂN ĐỎ 11 ngày 10 đêm

Ai Cập, Châu Phi
Price per person from 75,900,000 VND
Không phải một trong những, mà chính xác Ai Cập là nền văn mình cổ nhất lịch sử loài người với hơn 5 More info

Unfortunately there are no cruise offers at this location at the moment.

Unfortunately there are no car rental offers at this location at the moment.