LỊCH SỬ NGƯỜI DUY NGÔ NHĨ Ở TÂN CƯƠNG, TRUNG QUỐC
Trong lịch sử, tên gọi “Uyghur” (cách gọi Hán Việt là người Duy Ngô Nhĩ) được dùng để chỉ các bộ lạc nói tiếng Turk sống tại khu vực dãy núi Altay. Cùng với người Göktürk (Kokturk), người Uyghur là một trong các nhóm gốc Turk lớn nhất và tồn tại lâu nhất tại vùng Trung Á. Người Uyghur mang trong mình dòng máu pha trộn giữa đại chủng Á và đại chủng Âu. Tổ tiên của họ là người Hồi Hột từng là một thế lực đáng kể ở phía Bắc Trung Quốc từ thời Đường tới thời Tống.
Vào khoảng hơn một trăm năm trước công nguyên, đội quân nhà Hán đã đánh chiếm nơi sinh sống của dân tộc người Duy Ngô Nhĩ, sau đó tiến hành lập An Thành Ðô Hộ Phủ để cai trị.
Vào giữa thế kỷ thứ tám, nhân cơ hội người Tây Tạng tấn công đến tận kinh đô Tràng An năm 763, người Duy Ngô Nhĩ cũng nổi lên lập quyền tự trị. Trong cuộc nổi dậy năm 1864, người Duy Ngô Nhĩ thành công trong việc đánh đuổi bộ máy quan lại của nhà Thanh khỏi Đông Turkistan, và thành lập vương quốc Kashgaria độc lập, gọi là Yettishar (nghĩa là “vương quốc của bảy thành phố”). Dưới sự lãnh đạo của A Cổ Bách, quốc gia này bao gồm Kashgar (Khách Thập), Yarkand (Toa Xa), Hotan (Hòa Điền), Aksu (A Khắc Tô), Kucha (Khố Xa), Korla (Khố Nhĩ Lặc) và Turfan (Thổ Lỗ Phan). Vương quốc này được Đế quốc Ottoman công nhận năm 1873, Đế quốc Nga năm 1872, và Vương quốc Anh năm 1874, thủ đô đặt tại Kashgar.
Nhà Thanh điều động một lực lượng quân lớn dưới quyền chỉ huy của tướng Tả Tông Đường tấn công Đông Turkestan năm 1876. Sau cuộc xâm lược này, Đông Turkestan bị đổi tên thành “Tân Cương”, nghĩa là “cương vực mới”, và bị sáp nhập vào đế quốc Mãn Châu ngày 18 tháng 11 năm 1884, trở thành một tỉnh của Trung Quốc.
Tới năm 1920, chủ nghĩa dân tộc của người Uyghur đã trở nên một thách thức đáng kể cho nhà Thanh, và sau đó là các lãnh chúa quân phiệt Trung Quốc thời kỳ Cộng hòa kiểm soát Tân Cương. Nhà thơ Abdulhaliq xứ Turpan, sau khi sống thời tuổi trẻ tại các trung tâm tri thức Semey (Semipalatinsk) và Jadid tại Uzbekistan, trở về Tân Cương với bút danh Uyghur. Ông viết bài thơ yêu nước Oyghan, mở đầu bằng dòng “Ey pekir Uyghur, oyghan!” (hỡi những người Uyghur khốn cùng, hãy tỉnh dậy!). Ông bị lãnh chúa người Hán là Thịnh Thế Tài xử tử tại Turpan tháng 3 năm 1933 vì tội làm dấy lên tư tưởng dân tộc của người Uyghur qua các tác phẩm của mình.
Những người đấu tranh cho nền độc lập của người Uyghur tiến hành vài cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị hậu Thanh của lãnh chúa quân phiệt Thịnh Thế Tài và Quốc dân đảng. Hai lần liền, trong các năm 1933 và 1944, người Uyghur nổi dậy nhưng đều bị thất bại trong nỗ lực thiết lập các quốc gia độc lập: Cộng hòa Đông Turkestan, và Cộng hòa Uyghurstan, hoặc là Cộng hòa Hồi giáo Đông Turkestan.
Cộng hòa Đông Turkestan có tính thế tục, xã hội chủ nghĩa và đa sắc tộc, với những người sáng lập bao gồm người Kazakh, Uzbek, Hán, Kyrgyz, Nga, cũng như Uyghur, và được Joseph Stalin ủng hộ.
Năm 1949, sau khi phe Quốc gia tại Trung Quốc thất trận, các nhà lãnh đạo Đông Turkestan chấp thuận hình thức hợp bang với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, một vụ tai nạn máy bay khiến cho phần lớn ban lãnh đạo Cộng hòa Đông Turkestan tử nạn trên đường tới Bắc Kinh đàm phán điều kiện thành lập hợp bang. Vụ rơi máy bay này có lúc được cho là âm mưu của Mao Trạch Đông, vì ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, tướng Vương Chấn nhanh chóng hành quân vượt sa mạc vào Tân Cương, đàn áp lực lượng thân Quốc dân đảng và các cuộc nổi dậy của người thiểu số.
Bộ phận lãnh đạo còn lại của Cộng hòa Đông Turkestan dưới quyền tướng Saifuddin Azizi nhanh chóng quy thuận các điều kiện Mao Trạch Đông đặt ra, biến Tân Cương thành Khu tự trị dân tộc Uyghur Tân Cương, quân đội thì sáp nhập vào Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Saifuddin Azizi thì nắm chức vụ bí thư đảng cộng sản tại đây. Rất nhiều người trung thành với Cộng hòa Đông Turkestan, bất mãn với sự phản bội của Saifuddin, đi tị nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia phương Tây. Tuy nhiên nhiều người khác ở lại, tổ chức các hoạt động chống đối nhằm tái lập một quốc gia độc lập tại Tân Cương. Không bao lâu sau đó – năm 1949, tên gọi Đông Turkestan bị xóa bỏ bởi sự kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc.
Tại Tây Tạng và Tân Cương, hai “khu tự trị” lớn rộng bằng một phần tư Trung Quốc, các sắc dân cố thổ ở đó giờ đây đã trở thành những sắc tộc nhỏ trong một nước hơn một tỷ người. Ở Tây Tạng, kể từ khi Trung Quốc cai trị, họ đã đem người Hán di dân tới từ năm 1950, sau hơn nửa thế kỷ bây giờ số dân Tây Tạng đã ít hơn người Hán. Tại Tân Cương, người Duy Ngô Nhĩ còn chiếm đa số, 45% trong số 20.000.000 dân trong tỉnh, và người Hán di dân chỉ chiếm dưới 40% (năm 1949 chỉ có 6% dân là người Hán). Nhưng dân Duy Ngô Nhĩ đã bị áp lực đồng hóa và đối xử phân biệt từ nửa thế kỷ nay. Tuy gọi là các “khu tự trị” nhưng các vùng của người thiểu số này bị chính quyền trung ương ở Bắc Kinh cai trị trực tiếp một cách khắt khe hơn những tỉnh khác trong nước Trung Hoa.
Từ sau khi Trung Quốc bắt đầu đổi mới kinh tế, thì họ cũng bắt đầu mở những đợt di dân ào ạt vào Tân Cương, hiện nay người Hán chiếm hơn 75% dân số trong thủ phủ Duy Ngô Nhĩ. Người Hán nắm giữ bộ máy hành chính, chỉ huy quân đội, họ làm chủ các cơ sở thương mại, làm công nhân những công trường xây cất và hầm mỏ, trong khi người Duy Ngô Nhĩ vẫn theo các nghề nghiệp truyền thống.
Người dân Duy Ngô Nhĩ bị ép phải từ bỏ các phong tục Hồi Giáo cổ truyền để theo “nếp sống văn minh” người Hán. Có lúc các phụ nữ người Duy Ngô Nhĩ bị cấm không được che tóc và mặt theo tín ngưỡng Hồi Giáo. Trẻ em không được học tiếng Uyghur mà phải học tiếng Phổ thông của người Hán. Trung Quốc đã phổ biến những bài ca như Ðông Phương Hồng, những điệu nhảy “nông tác vũ” nhằm đồng hóa một sắc dân. Các nhà thờ Hồi Giáo bị biến thành trụ sở công cộng theo mẫu của Chủ tịch nước Trung Quốc – Mao Trạch Ðông.
Không chỉ nổi tiếng với Con đường Tơ Lụa huyền thoại và quê hương sản sinh ra những mỹ nhân tuyệt sắc, Tân Cương (Trung Quốc) hấp dẫn du khách bởi khung cảnh thiên nhiên thơ mộng và nền văn hóa đậm đà bản sắc.
KHÁM PHÁ TÂN CƯƠNG
Hành trình 15 ngày khám phá nơi đây đã mang đến cho mình nhiều kỷ niệm và ấn tượng đẹp về phong cảnh thiên nhiên và con người. Tân Cương xứng đáng là điểm đến tuổi trẻ này nên một lần đặt chân tới.
Visa: Thẻ visa là vật đầu tiên cần có trước chuyến đi. Thủ tục visa bạn có thể tham khảo nhiều bài hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm trên mạng. Chi phí xin visa tự túc là 60 USD. Mình làm visa thương mại lưu trú 30 ngày qua dịch vụ là 190 USD.
Di chuyển: Tùy vào thời gian và ngân sách, bạn có thể chọn một trong 2 cách di chuyển. Nếu đi máy bay, bạn đặt vé khứ hồi khoảng 12 triệu đồng chặng Hà Nội (Việt Nam) – Urumqi (Trung Quốc), quá cảnh tại Quảng Châu (Trung Quốc).
Nếu muốn tiết kiệm, bạn sẽ di chuyển chặng Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc) – Urumqi với giá vé 5,5 triệu đồng khứ hồi.
Cách di chuyển tiết kiệm này chỉ nên áp dụng cho người có sức khỏe tốt, không say tàu xe, nhiều thời gian và muốn trải nghiệm du lịch bằng tàu hỏa.
Thời gian di chuyển bằng tàu hỏa mỗi chiều mất 3 ngày. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp đường bộ và đường bay để tiết kiệm chi phí mà không quá mệt. Tổng chi phí cho các chuyến nội địa là 3,5 triệu đồng.
Chi phí: Chi phí ăn ở, vé tham quan, di chuyển tại Tân Cương trong chuyến đi này của mình khoảng 20 triệu đồng. Bạn có thể lựa chọn du lịch theo tour trọn gói hoặc tự túc.
Nếu tự túc, bạn cần liên hệ trực tiếp với khách sạn để kiểm tra xem nơi đó có cho người nước ngoài ở không. Nhiều khách sạn vẫn đặt phòng trên mạng và có review của người nước ngoài nhưng thực tế thì không phải vậy.
Nếu bạn đi vào mùa thu, giá có thể cao gấp đôi. Mình đi vào mùa thấp điểm nên vé vào cửa một số khu thắng cảnh được giảm giá.
Vào thời gian cao điểm như mùa thu, giá vé tại hầu hết điểm tham quan đều đắt hơn. Không chỉ phải trả vé vào, bạn còn mất thêm một khoản chi phí trung chuyển tại nhiều nơi du lịch.
Lịch trình: Lịch trình tham quan Tân Cương của mình khá hợp lý cho những người thích săn hoa. Bạn sẽ mất ngày đầu tiên để di chuyển tới Tân Cương.
Ngày thứ 2, mình ghé thăm Kashgar (Khách Thập), trung tâm thương mại quan trọng của Con đường Tơ Lụa. Taxkorgan (Tháp Thập Khố Nhĩ Can), vùng đất nổi bật với những ngọn núi quanh năm phủ tuyết, là điểm đến ngày thứ 3 của mình.
Ngày thứ 4, mình trở về Urumqi (Ô Lỗ Mộc Tề) để di chuyển tới Yining (Y Ninh) và Tuergen (Thổ Nhĩ Căn).
Tại Yining, mình ghé thăm Yili (Y Lê), nơi nổi tiếng với hồ Sayram (Trại Lý Mộc) và những đồng cỏ êm đềm. Thổ Nhĩ Căn được mệnh danh là chốn bồng lai tiên cảnh với thung lũng hoa mơ tuyệt sắc.
Ngày thứ 9, mình bắt đầu di chuyển tới Burqin (Bố Nhĩ Tân) để tham quan Kanas (Khách Nạp Ti), Hemu (Hòa Mộc), 2 ngôi làng nổi tiếng với phong cảnh đẹp hàng đầu Trung Quốc. 3 ngày cuối cùng mình trở lại Urumqi và về Việt Nam.
Lưu ý: Chi phí trên của mình là giá tại thời điểm tháng 4. Hiện tại, các chi phí có thể tăng, giảm tùy theo giá hiện hành và nhu cầu riêng của khách.
Vé máy bay, tàu xe nội địa mình nhờ bạn đặt hộ bằng ứng dụng ở Trung Quốc nên khá rẻ. Tại Tân Cương, bạn không được chụp hình cảnh sát. Các khu vực như Urumqi và Kashgar ngoài địa điểm tham quan, du khách nên hạn chế chụp ảnh vì cảnh sát sẽ thường xuyên kiểm tra.
Nếu đi theo đoàn, nhóm của bạn nên có người biết tiếng Trung để trao đổi với hướng dẫn viên vì khá khó để thuê người biết tiếng Anh toàn chặng ở đây.
Săn hoa ở Yili khá may rủi. Nếu khu vực chính hết hoa, bạn có thể hỏi thăm những đồi phụ xung quanh. Hoa ở đó có thể nở muộn hơn. Thông tin dự đoán ngày hoa nở bạn có thể tra cứu trước trên mạng.
Chuyến đi này của mình chỉ khám phá được các vùng ở Bắc Tân Cương. Nếu có thời gian, ban nên ghé thăm Nam Tân Cương vì cảnh sắc mỗi vùng một khác và đều rất đẹp.